Giày thể thao không chỉ giúp outfit của bạn trông thật sành điệu mà còn là “người bạn” đồng hành không thể thiếu trong mọi hoạt động thường ngày, từ sân cỏ đến phòng tập.
Nhờ công nghệ sản xuất hiện đại, các nhà thiết kế đã sáng tạo nên những đôi giày độc đáo với nhiều loại chất liệu cao cấp khác nhau, giúp đôi chân của bạn luôn thoải mái. Từ đó, nâng cao hiệu quả vận động tuyệt vời.
Cùng BlueWind khám phá thế giới của những đôi giày thể thao, nơi mà từng đường kim mũi chỉ đều chứa đựng bí mật về các chất liệu “thần kỳ” nhé!
1. Mỗi vài chất liệu nổi bật mà bạn nên biết
Da tổng hợp
Da tổng hợp là một trong những chất liệu được sử dụng rộng rãi nhờ tính linh hoạt, độ bền cao và giá thành hợp lý.
Bạn có biết vì sao những đôi giày bóng rổ luôn bóng loáng và bền bỉ? Bí quyết nằm ở lớp da tổng hợp ‘siêu cứng cáp’ bao bọc bên ngoài, giúp bảo vệ đôi chân của các cầu thủ trước những pha va chạm mạnh mẽ.
Chúng có khả năng chống thấm nước hiệu quả và phù hợp cho các hoạt động thể thao ngoài trời. Tuy nhiên, nhược điểm của da tổng hợp là không thoáng khí bằng các chất liệu tự nhiên, do đó có thể gây cảm giác bí chân khi mang trong thời gian dài.
Vải lưới
Có cấu trúc dạng lưới với các lỗ thông khí nhỏ, loại vải này góp phần giảm trọng lượng của giày, mang đến sự mềm mại, êm nhẹ và co giãn tốt.
Người dùng có thể yên tâm đeo giày trong suốt ngày dài hoạt động mà không lo bị nóng chân hoặc đổ mồ hôi. Thường được dùng cho phần upper của giày chạy bộ hoặc giày tập gym – nơi sự thoải mái và thoáng khí được ưu tiên hàng đầu.
Cao su
Nhắc đến chất liệu cao su, người ta sẽ nhớ ngay đến công nghệ sản xuất đế giày bởi khả năng bám dính tốt cùng độ bền cao.
Cao su được sử dụng chủ yếu cho phần đế ngoài của giày thể thao, đảm bảo độ bám dính tốt trên nhiều bề mặt khác nhau như đường phố, sân cỏ nhân tạo, hoặc sàn tập.
Trong các mẫu giày thể thao hiện đại, cao su kết hợp với các công nghệ tiên tiến khác như đệm khí (Air Cushion) hay đệm EVA (Ethylene Vinyl Acetate) để tăng cường tính năng giảm chấn và tạo sự thoải mái tối đa cho người dùng.
TPU
TPU – chất liệu giày siêu cứng cáp, có thể ví như một “chiến binh” bảo vệ đôi chân của bạn nhờ khả năng chịu lực và chống mài mòn vượt trội. Dễ dàng nhận thấy, chất liệu giày này thường xuất hiện tại các chi tiết như mũi giày, gót giày hoặc phần tiếp xúc nhiều với lực tác động để tăng cường độ bền và bảo vệ cho chân.
2. Bí quyết lựa chọn chất liệu giày phù hợp
Trước khi lựa chọn chất liệu, điều đầu tiên bạn cần xác định là mục đích sử dụng của đôi giày. Một đôi giày chạy bộ sẽ yêu cầu chất liệu khác so với giày công sở hay giày dạo phố.
Chẳng hạn như, giày tập thể thao phải vừa nhẹ, thoáng khí vừa đàn hồi tốt như vải lưới hoặc flyknit để hỗ trợ vận động hiệu quả. Còn chất liệu bền đẹp và sang trọng như da tự nhiên hoặc da tổng hợp cao cấp sẽ phù hợp hơn cho giày công sở, đi học, đi làm.
Bên cạnh đó, độ thoáng khí là yếu tố quan trọng đối với những người thường xuyên mang giày thời gian dài, đặc biệt dưới điều kiện thời tiết nóng bức hoặc trong quá trình tập luyện thể thao. Điều này góp phần hạn chế tình trạng đổ mồ hôi chân, giúp giảm nguy cơ bị hôi chân hay nhiễm trùng nấm.
Tóm lại, những chất liệu nêu trên không chỉ góp phần tạo nên sự thoải mái và hiệu suất cho giày thể thao mà còn giúp giày thể thao ngày càng đa dạng về kiểu dáng. Khi lựa chọn, bạn nên chú ý đến các chất liệu cấu thành để đảm bảo đôi giày phù hợp với nhu cầu sử dụng, từ thoáng khí, nhẹ nhàng cho đến bền bỉ và hỗ trợ vận động.